Đào tạo chính quy
GIỚI THIỆU CHUYÊN NGÀNH MARKETING - KHOA MARKETING - TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Hiện nay, những chuyển biến đa dạng cùng với sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp cả về số lượng lẫn hình thức hoạt động đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải tìm cách để sản phẩm, dịch vụ của mình định vị được chỗ đứng trên phân khúc thị trường kinh doanh. Tất cả công ty, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hoặc sản xuất hàng hóa đều cần 1 đội ngũ marketing để quảng bá thương hiệu của mình một cách rộng rãi, từ đó tiếp cận với khách hàng, cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ của mình. Qua đó lý giải, nhân lực marketing luôn được xếp vào hàng "top" những ngành hút nhân lực nhất trong thời gian gần đây.
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM, từ nay đến năm 2021, chuyên ngành marketing cần đến 10.000 lao động trở lên cho mỗi năm. Kết quả khảo sát thông số nhân lực trực tuyến Việt Nam cũng cho thấy, chuyên ngành marketingthương mạivẫn tiếp tục dẫn đầu trong 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất. Thống kê trực tuyến trên trang web về việc làm của Vietnamworks.com cho thấy 49% bản tin tuyển dụng ở Việt Nam hiện nay dành cho những vị trí thuộc lĩnh vực Marketing. Cơ hội thăng tiến ở nghề này là rất cao, có đến 30% vị trí quản lý cao cấp trong doanh nghiệp được nắm giữ bởi những người từng ở các vị trí khác nhau thuộc chuyên ngành Marketing thương mại.
Chuyên ngành Marketing Thương mại với gần 26 năm đào tạo sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này làm việc ở nhiều ngành nghề khác nhau và ở mọi miền của tổ quốc.
Trong quá trình học, Nhà trường, khoa Marketing luôn tạo điều kiện đưa sinh viên đến gần với doanh nghiệp qua các chương trình tham quan học tập, tiếp nhận chia sẻ kiến thức từnhững doanh nhân, chuyên gia hàng đầu. Qua đó, sinh viên không ngừng được rèn luyện những kỹ năng theo nhu cầu công việc, dễ dàng thích nghi môi trường thực tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân.
Có kiến thức toàn diện về ngành Marketing, nắm vững các kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Marketing thương mại; có được các kiến thức lý luận, thực tiễn cốt lõi của ngành Marketing và chuyên ngành Marketing thương mại cần thiết đối với nhà quản trị marketing, thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp của chuyên ngành đào tạo; đạt chuẩn chất lượng đầu ra và có năng lực cơ bản nhận dạng và giải quyết các vấn đề liên quan đến chức năng quản trị, điều hành các quá trình kinh doanh, marketing và marketing thương mại chủ yếu của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực có trình độ đại học thuộc các lĩnh vực thương mại hiện đại trong môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế luôn biến động và sự phát triển mạnh mẽ của môi trường kinh doanh số, marketing số...
Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn biết thực hiện các kỹnăng căn bản của ngành Marketing và chuyên ngành Marketing thương mại gồm phân tích, hoạch định, thực thi, kiểm tra Marketing.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Marketing thương mại thuộc ngành Marketing có khả năng làm việc tốt ở các vị trí công việc là chuyên viên hay nhà quản trị của các bộ phận có liên quan đến hoạt động Marketing thương mại, marketing thị trường, khách hàng, thương hiệu và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bộ phận kinh doanh, marketing, thị trường, khách hàng, chăm sóc khách hàng, dịch vụ khách hàng
- Bộ phận phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, marketing, quản trị hệ thống, kênh và mạng phân phối, truyền thông, xúc tiến thương mại, quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng (gồm bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu).
- Bộ phận liên quan đến chất lượng, chuỗi cung ứng, logistics của doanh nghiệp.
- Các bộ phận của trường đại học, viện nghiên cứu về nghiên cứu thị trường, marketing...
Sinh viên Khoa Marketing nói chung và sinh viên chuyên ngành Marketing thương mại nói riêng có thể tham gia các CLB chuyên ngành hỗ trợ cho việc học tập của Khoa và Trường cũng như các công lạc bộ khác để hỗ trợ phát triển toàn diện như: Câu lạc bộ Marketing, câu lạc bộ TCT, Hội sinh viên marketing, được tham gia các hoạt động, các sự kiện của khoa và Nhà trường như hoạt động sinh hoạt các chuyên đề chuyên sâu về marketing, học thiết kế, trao đổi kiến thức, phương pháp học tập, tham gia các hoạt động tình nguyện. Tham gia các cuộc thi như: “Đi tìm vua Content”, “Thách thức nỗi sợ hãi”, “Ý tưởng kinh doanh sáng tạo”, “Nhà truyền thông tài năng” và hàng cuộc thi khác với số lượng sinh viên tham gia đông đảo....
Chuyên ngành Marketing Thương mại với gần 26 năm đào tạo sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này làm việc ở nhiều ngành nghề khác nhau và ở mọi miền của tổ quốc.
Trong quá trình học, Nhà trường, khoa Marketing luôn tạo điều kiện đưa sinh viên đến gần với doanh nghiệp qua các chương trình tham quan học tập, tiếp nhận chia sẻ kiến thức từnhững doanh nhân, chuyên gia hàng đầu. Qua đó, sinh viên không ngừng được rèn luyện những kỹ năng theo nhu cầu công việc, dễ dàng thích nghi môi trường thực tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân.
Có kiến thức toàn diện về ngành Marketing, nắm vững các kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Marketing thương mại; có được các kiến thức lý luận, thực tiễn cốt lõi của ngành Marketing và chuyên ngành Marketing thương mại cần thiết đối với nhà quản trị marketing, thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp của chuyên ngành đào tạo; đạt chuẩn chất lượng đầu ra và có năng lực cơ bản nhận dạng và giải quyết các vấn đề liên quan đến chức năng quản trị, điều hành các quá trình kinh doanh, marketing và marketing thương mại chủ yếu của doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực có trình độ đại học thuộc các lĩnh vực thương mại hiện đại trong môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế luôn biến động và sự phát triển mạnh mẽ của môi trường kinh doanh số, marketing số...
Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn biết thực hiện các kỹnăng căn bản của ngành Marketing và chuyên ngành Marketing thương mại gồm phân tích, hoạch định, thực thi, kiểm tra Marketing.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Marketing thương mại thuộc ngành Marketing có khả năng làm việc tốt ở các vị trí công việc là chuyên viên hay nhà quản trị của các bộ phận có liên quan đến hoạt động Marketing thương mại, marketing thị trường, khách hàng, thương hiệu và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bộ phận kinh doanh, marketing, thị trường, khách hàng, chăm sóc khách hàng, dịch vụ khách hàng
- Bộ phận phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, marketing, quản trị hệ thống, kênh và mạng phân phối, truyền thông, xúc tiến thương mại, quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng (gồm bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu).
- Bộ phận liên quan đến chất lượng, chuỗi cung ứng, logistics của doanh nghiệp.
- Các bộ phận của trường đại học, viện nghiên cứu về nghiên cứu thị trường, marketing...
Sinh viên Khoa Marketing nói chung và sinh viên chuyên ngành Marketing thương mại nói riêng có thể tham gia các CLB chuyên ngành hỗ trợ cho việc học tập của Khoa và Trường cũng như các công lạc bộ khác để hỗ trợ phát triển toàn diện như: Câu lạc bộ Marketing, câu lạc bộ TCT, Hội sinh viên marketing, được tham gia các hoạt động, các sự kiện của khoa và Nhà trường như hoạt động sinh hoạt các chuyên đề chuyên sâu về marketing, học thiết kế, trao đổi kiến thức, phương pháp học tập, tham gia các hoạt động tình nguyện. Tham gia các cuộc thi như: “Đi tìm vua Content”, “Thách thức nỗi sợ hãi”, “Ý tưởng kinh doanh sáng tạo”, “Nhà truyền thông tài năng” và hàng cuộc thi khác với số lượng sinh viên tham gia đông đảo....