Hợp tác
Một số hình ảnh của buổi Hội thảo:
Hội thảo khoa học quốc tế tại Hải Phòng
Thực hiện kế hoạch khoa học công nghệ năm học 2016-2016, thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Thương mại và các đối tác trong và ngoài nước, ngày 21/04/2017 tại thành phố Hải Phòng, Trường Đại học Thương mại đã phối hợp với Trường Đại học Hải Phòng, Đại học Kinh tế Huế, Đại học Nam Hoa (Đài Loan) và Hiệp hội nghiên cứu thương mại Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”.
Tham dự hội thảo, về phía các cơ quan Trung ương có PGS.TS Nguyễn Văn Thành - Ủy viên Bộ Chính trị - Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an - Nguyên Bí thư Thành ủy Hải Phòng; Đ/c Hoàng Xuân Hòa - Vụ trưởng Vụ Kinh tế Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương; Đ/c Nguyễn Ngọc Dũng - Phó Giám đốc Ban Quản lý các dự án - Bộ GD&ĐT; Đ/c Phạm Hồng Hải - Vụ phó Vụ Địa phương - Ban Kinh tế Trung ương; Đ/c Phạm Vũ Luận - Nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và các đồng chí lãnh đạo thành phố Hải Phòng; các đồng chí Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế - Đại học Huế, Trường Đại học Hải Phòng.
Về phía các đối tác quốc tế có GS Hee Cheol Moon - Chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu thương mại Hàn Quốc (KTRA, Korea); TS Tzu Hsiang Ko - Hiệu trưởng Đại học Long Hoa; GS Hervé Boismery - Đại học La Reunion - CH Pháp; TS Wann-Yih Wu - Đại học Nam Hoa, Đài Loan.
Hội thảo đã thu hút sự quan tâm và tham gia viết bài của các tác giả là các đồng chí lãnh đạo các cơ quan Trung ương và địa phương, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị doanh nghiệp, các giảng viên, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước theo các chủ đề khác nhau của Hội thảo với hơn 260 bài viết. Qua đó, Ban tổ chức đã lựa chọn ra 153 bài viết tiêu biểu đăng toàn văn trong kỷ yếu của hội thảo. Ngoài các nhà khoa học trong nước, Hội thảo cũng đã thu hút sự quan tâm viết bài của các tác giả đến từ Hàn Quốc, Pháp, Đài Loan...
Sau một ngày làm việc sôi nổi và nghiêm túc, hội thảo đã nghe 29 báo cáo tham luận trực tiếp tại 06 phiên và các ý kiến phản biện, trao đổi trực tiếp của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, của cộng đồng doanh nghiệp. Kết thúc 06 phiên làm việc, từ những góc nhìn khác nhau, các nhà khoa học đã mang đến cho hội thảo những thông tin đa chiều về những cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế:
Một là, việc chủ động, tích cực tham gia đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) “thế hệ mới” là một bước ngoặt lớn, đưa tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới.
Hai là, những biến động lớn, nhanh ở hầu hết các khu vực trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản hay Trung Quốc đã tạo nên một thế giới với nhiều biến động mạnh mẽ trong năm 2016, theo đó có tác động lớn đến hầu hết các nước, trong đó gây nhiều sức ép tiêu cực đến Việt Nam.
Ba là, các nghiên cứu đã khẳng định quan điểm và tư duy về phát triển bền vững trong cả quá trình sản xuất xã hội và bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội.
Bốn là, trước những biến động của tình hình thế giới và những vấn đề nội tại của nền kinh tế để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững cần thiết phải có những cách làm mới, tạo ra một môi trường kinh doanh có sức hấp dẫn đối với mọi nguồn lực cho phát triển, trong đó có việc liên kết vùng, phát triển kinh tế vùng là yêu cầu thực tế và có tính hiện thực cao.
Năm là, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các hoạt động đầu tư và thương mại không ngừng gia tăng.
Bên cạnh ý nghĩa về học thuật mà các nhà khoa học đem đến cho Hội thảo, các sáng kiến, các giải pháp để giải quyết các vấn đề về cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế cũng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đề xuất tại hội thảo. Hội thảo kết thúc thành công tốt đẹp đã mang lại những tiềm năng lớn trong hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học cho các trường Đại học trong nước. Thành công của hội thảo cũng đã mở ra cơ hội để trường Đại học Thương mại hội nhập hoạt động nghiên cứu khoa học quốc tế. Từ đó, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao của đất nước.
Về phía các đối tác quốc tế có GS Hee Cheol Moon - Chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu thương mại Hàn Quốc (KTRA, Korea); TS Tzu Hsiang Ko - Hiệu trưởng Đại học Long Hoa; GS Hervé Boismery - Đại học La Reunion - CH Pháp; TS Wann-Yih Wu - Đại học Nam Hoa, Đài Loan.
Hội thảo đã thu hút sự quan tâm và tham gia viết bài của các tác giả là các đồng chí lãnh đạo các cơ quan Trung ương và địa phương, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị doanh nghiệp, các giảng viên, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước theo các chủ đề khác nhau của Hội thảo với hơn 260 bài viết. Qua đó, Ban tổ chức đã lựa chọn ra 153 bài viết tiêu biểu đăng toàn văn trong kỷ yếu của hội thảo. Ngoài các nhà khoa học trong nước, Hội thảo cũng đã thu hút sự quan tâm viết bài của các tác giả đến từ Hàn Quốc, Pháp, Đài Loan...
Sau một ngày làm việc sôi nổi và nghiêm túc, hội thảo đã nghe 29 báo cáo tham luận trực tiếp tại 06 phiên và các ý kiến phản biện, trao đổi trực tiếp của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, của cộng đồng doanh nghiệp. Kết thúc 06 phiên làm việc, từ những góc nhìn khác nhau, các nhà khoa học đã mang đến cho hội thảo những thông tin đa chiều về những cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế:
Một là, việc chủ động, tích cực tham gia đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) “thế hệ mới” là một bước ngoặt lớn, đưa tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới.
Hai là, những biến động lớn, nhanh ở hầu hết các khu vực trên thế giới như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản hay Trung Quốc đã tạo nên một thế giới với nhiều biến động mạnh mẽ trong năm 2016, theo đó có tác động lớn đến hầu hết các nước, trong đó gây nhiều sức ép tiêu cực đến Việt Nam.
Ba là, các nghiên cứu đã khẳng định quan điểm và tư duy về phát triển bền vững trong cả quá trình sản xuất xã hội và bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội.
Bốn là, trước những biến động của tình hình thế giới và những vấn đề nội tại của nền kinh tế để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững cần thiết phải có những cách làm mới, tạo ra một môi trường kinh doanh có sức hấp dẫn đối với mọi nguồn lực cho phát triển, trong đó có việc liên kết vùng, phát triển kinh tế vùng là yêu cầu thực tế và có tính hiện thực cao.
Năm là, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các hoạt động đầu tư và thương mại không ngừng gia tăng.
Bên cạnh ý nghĩa về học thuật mà các nhà khoa học đem đến cho Hội thảo, các sáng kiến, các giải pháp để giải quyết các vấn đề về cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế cũng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đề xuất tại hội thảo. Hội thảo kết thúc thành công tốt đẹp đã mang lại những tiềm năng lớn trong hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học cho các trường Đại học trong nước. Thành công của hội thảo cũng đã mở ra cơ hội để trường Đại học Thương mại hội nhập hoạt động nghiên cứu khoa học quốc tế. Từ đó, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao của đất nước.
Một số hình ảnh của buổi Hội thảo: