Công đoàn
Tọa đàm “Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong Trường Đại học Thương mại” của Khoa Marketing
Nhằm mục đích tuyên truyền, giáo dục, quán triệt, triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những định hướng lớn của tổ chức Công đoàn năm 2021; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thức XIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025; tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước do tổ chức Công đoàn phát động, góp phần nâng cao ý thức pháp luật, trách nhiệm công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; nâng cao đời sống văn hóa, lối sống lành mạnh trong đoàn viên, cán bộ, nhà giáo, người lao động; nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, kinh nghiệm trong giảng dạy – đặc biệt trong triển khai dạy học trực tuyến theo chủ trương của Ngành “Tạm dừng đến trường, nhưng không dừng học”; tiếp tục xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện đạt chuẩn văn hóa; tiếp tục thực hiện Đề án “Văn hóa ứng xử trong các trường học giai đoạn 2018 - 2025” bộ quy tắc ứng xử của Nhà trường và thực hiện Quyết định số 126/QĐ-ĐHTM, ngày 14 tháng 02 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thương mại về quy định văn hóa ứng xử của công chức, viên chức người lao động Trường Đại học Thương mại. Chiều ngày 21 tháng 01 năm 2022, Công đoàn Khoa Marketing, Trường Đại học Thương mại đã tổ chức Tọa đàm trực tuyến trên nền tảng TranS với chủ đề “Nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong Trường Đại học Thương mại”. Đây là một trong những hoạt động trong kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm công tác tuyên giáo Công đoàn năm 2021 của Công đoàn Trường Đại học Thương mại thực hiện Hướng dẫn số 41/CĐN ngày 23/02/2021 của Công đoàn Giáo dục Việt Nam về việc hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm công tác tuyên giáo công đoàn năm 2021.
Dạy và học trực tuyến đã trở nên phổ biến hơn với nhiều cơ sở giáo dục trong và ngoài nước, đặc biệt trong suốt thời gian chúng ta phải chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Trường Đại học Thương mại là một trong những đơn vị đi đầu trong việc chuyển đổi từ dạy trực tiếp sang trực tuyến để phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, Cách mạng công nghiệp 4.0 gắn liền với nền kinh tế tri thức. Trong xu thế phát triển của thời đại, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy là một tất yếu khách quan, mở ra một không gian mới giúp cho giảng viên sáng tạo nhiều hơn trong công tác giảng dạy và mang đến cho sinh viên những trải nghiệm học tập hiệu quả, sống động, gần gũi. Những lợi ích từ việc học tập trực tuyến là không hề nhỏ, song cũng có không ít những khó khăn mà người giảng viên cần phải xử lý khi gặp những tình huống sư phạm trong quá trình giảng dạy trực tuyến.
Nắm bắt được thực tế đó, Tọa đàm đã được tổ chức với mục đích trao đổi về các kinh nghiệm ứng xử của giảng viên trong môi trường giảng dạy ở bậc đại học, đồng thời nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức của giảng viên và viên chức trong Trường Đại học Thương mại. Tọa đàm có sự tham dự của PGS,TS Nguyễn Viết Thái – Chủ tịch Công đoàn Trường; và TS Vũ Thị Thu Hương – Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Chuyên môn Công đoàn Trường đại diện BCH Công đoàn Trường cùng các đồng chí đại diện của Công đoàn các đơn vị trong Trường. Về phía Khoa Marketing, buổi tọa đàm cũng thu hút sự quan tâm, tham sự trực tuyến của PGS,TS Phan Thị Thu Hoài – Trưởng Khoa Marketing cùng các thày cô Trưởng các Bộ môn trong Khoa cùng toàn thể đoàn viên công đoàn Khoa Marketing.
Nội dung buổi Tọa đàm được hướng đến hai chủ đề chính: Chủ đề 1 - Trao đổi, thảo luận về các tình huống ứng xử sư phạm trong Dạy – Học Online mà các thầy cô Khoa Marketing đã trải qua trong quá trình giảng dạy trực tuyến; Chủ đề 2 – Trao đổi, thảo luận về các tình huống ứng xử sư phạm liên quan đến kiểm tra – đánh giá, thường xuyên xảy ra trong quá trình giảng dạy trực tuyến của các thầy cô Khoa Marketing. Trong giảng dạy trực tuyến, chất lượng giảng dạy bị ảnh hưởng trực tiếp bởi trang thiết bị và đường truyền nhưng cũng có thể tồn tại những trường hợp sinh viên dựa vào đó lấy lý do để không phải học hoặc không biết cách xử lý vấn đề tạo ra những cái khó để giảng viên phải giải quyết. Việc hăng hái quá trong lúc thảo luận hoặc cách giải quyết vấn đề chưa phù hợp cũng có thể trở thành các yếu tố làm giảm chất lượng của giờ thảo luận. Các vấn đề đó đã được đưa ra trong Tọa đàm và những chia sẻ về cách nhận diện trường hợp nào có thể là lỗi kỹ thuật, trường hợp nào là do sinh viên cố tính tạo ra cũng như cách giải quyết phù hợp nhất khi có những phát sinh khi đang lên lớp hoặc trong giờ thảo luận. Thông qua buổi tọa đàm, các công đoàn viên Khoa Marketing được trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm cũng như những băn khoăn trong việc xử lý các tình huống sư phạm trong quá trình giảng dạy trực tuyến.
Buổi Tọa đàm của Khoa Marketing đã diễn ra rất sôi nổi. Mỗi chủ để với các tình huống đã nhận được nhiều ý kiến với các góc nhìn đa chiều, thiết thực của các công đoàn viên cùng với tinh thần tập trung và hiệu quả. Sự trao đổi về mỗi tình huống giúp cho các đoàn viên công đoàn, đặc biệt là những giảng viên trẻ nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong giải quyết các vấn đề phát sinh từ quá trình giảng dạy, đặc biệt là trực tuyến. Kết thúc buổi Tọa đàm, các công đoàn viên Khoa Marketing đã được trao đổi, chia sẻ từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và các đồng nghiệp để cùng tìm ra những kỹ năng, năng lực giảng dạy và thảo luận, kiểm tra, đánh giá online hiệu quả nhất, đồng thời mang lại hứng thú cho người học. Tọa đàm đã kết thúc thành công, tốt đẹp và cũng mở ra những nội dung cho các tọa đàm tiếp theo trong và ngoài Khoa.
Một số hình ảnh tại chương trình:
Dạy và học trực tuyến đã trở nên phổ biến hơn với nhiều cơ sở giáo dục trong và ngoài nước, đặc biệt trong suốt thời gian chúng ta phải chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Trường Đại học Thương mại là một trong những đơn vị đi đầu trong việc chuyển đổi từ dạy trực tiếp sang trực tuyến để phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, Cách mạng công nghiệp 4.0 gắn liền với nền kinh tế tri thức. Trong xu thế phát triển của thời đại, việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy là một tất yếu khách quan, mở ra một không gian mới giúp cho giảng viên sáng tạo nhiều hơn trong công tác giảng dạy và mang đến cho sinh viên những trải nghiệm học tập hiệu quả, sống động, gần gũi. Những lợi ích từ việc học tập trực tuyến là không hề nhỏ, song cũng có không ít những khó khăn mà người giảng viên cần phải xử lý khi gặp những tình huống sư phạm trong quá trình giảng dạy trực tuyến.
Nội dung buổi Tọa đàm được hướng đến hai chủ đề chính: Chủ đề 1 - Trao đổi, thảo luận về các tình huống ứng xử sư phạm trong Dạy – Học Online mà các thầy cô Khoa Marketing đã trải qua trong quá trình giảng dạy trực tuyến; Chủ đề 2 – Trao đổi, thảo luận về các tình huống ứng xử sư phạm liên quan đến kiểm tra – đánh giá, thường xuyên xảy ra trong quá trình giảng dạy trực tuyến của các thầy cô Khoa Marketing. Trong giảng dạy trực tuyến, chất lượng giảng dạy bị ảnh hưởng trực tiếp bởi trang thiết bị và đường truyền nhưng cũng có thể tồn tại những trường hợp sinh viên dựa vào đó lấy lý do để không phải học hoặc không biết cách xử lý vấn đề tạo ra những cái khó để giảng viên phải giải quyết. Việc hăng hái quá trong lúc thảo luận hoặc cách giải quyết vấn đề chưa phù hợp cũng có thể trở thành các yếu tố làm giảm chất lượng của giờ thảo luận. Các vấn đề đó đã được đưa ra trong Tọa đàm và những chia sẻ về cách nhận diện trường hợp nào có thể là lỗi kỹ thuật, trường hợp nào là do sinh viên cố tính tạo ra cũng như cách giải quyết phù hợp nhất khi có những phát sinh khi đang lên lớp hoặc trong giờ thảo luận. Thông qua buổi tọa đàm, các công đoàn viên Khoa Marketing được trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm cũng như những băn khoăn trong việc xử lý các tình huống sư phạm trong quá trình giảng dạy trực tuyến.
Buổi Tọa đàm của Khoa Marketing đã diễn ra rất sôi nổi. Mỗi chủ để với các tình huống đã nhận được nhiều ý kiến với các góc nhìn đa chiều, thiết thực của các công đoàn viên cùng với tinh thần tập trung và hiệu quả. Sự trao đổi về mỗi tình huống giúp cho các đoàn viên công đoàn, đặc biệt là những giảng viên trẻ nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo trong giải quyết các vấn đề phát sinh từ quá trình giảng dạy, đặc biệt là trực tuyến. Kết thúc buổi Tọa đàm, các công đoàn viên Khoa Marketing đã được trao đổi, chia sẻ từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và các đồng nghiệp để cùng tìm ra những kỹ năng, năng lực giảng dạy và thảo luận, kiểm tra, đánh giá online hiệu quả nhất, đồng thời mang lại hứng thú cho người học. Tọa đàm đã kết thúc thành công, tốt đẹp và cũng mở ra những nội dung cho các tọa đàm tiếp theo trong và ngoài Khoa.
Một số hình ảnh tại chương trình: