Giới thiệu chuyên ngành Quản trị thương hiệu
CHUYÊN NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
CHUYÊN NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
- Tên chuyên ngành: Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (Logistics and Supply Chain Managment)
- Ngắn gọn về nội dung kiến thức được học: Ngoài những kiến thức căn bản về kinh tế và kinh doanh nói chung; Chuyên ngành cung cấp kiến thức căn bản, cập nhật về quản trị kinh doanh và ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng gồm: các nguyên lý kinh doanh và nguyên lý quản trị, nguyên lý và quản trị marketing, quản trị chất lượng, quản trị thương hiệu dịch vụ, quản trị logistics kinh doanh và quản lý chuỗi cung ứng; Nắm vững kiến thức chuyên sâu và kiến thức thực tiễn về chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng gồm: mua và quản lý nguồn cung, quản lý kho và trung tâm phân phối, logistics điện tử, quản trị giao nhận và vận chuyển hàng hóa.
- Nghề nghiệp sau khi nghiệp ra trường: Với những các cấp độ khác nhau thì một số việc làm cụ thể của ngành này ở các đơn vị/doanh nghiệp như: các doanh nghiệp/tổ chức cung cấp dịch vụ logistics; các doanh nghiệp/ tổ chức có sử dụng dịch vụ/ có hoạt động logistics (doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại hàng hóa và dịch vụ, các doanh nghiệp dịch vụ) trong nước, ngoài nước và quốc tế. các doanh nghiệp hay tổ chức này có thể là các tập đoàn, tổng công ty; các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện và các chi nhánh của công ty nước ngoài tại Việt Nam; các cơ quan đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài; các các tổ chức quốc tế; các hiệp hội nghề nghiệp; các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức/ doanh nghiệp giao nhận và vận chuyển hàng hóa, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp logistics, cảng nội địa, cảng quốc tế, và doanh nghiệp vận tải/ hàng không, hải quan...; ngoài ra, cử nhân tốt nghiệp nghiệp ngành và chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng còn có thể làm việc ở các Bộ, ngành, các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng…
- Nguồn nhân lực logistics và quản lý chuỗi cung ứng đang thiếu và yếu cũng như nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của logistics ngày càng cao nên những người được đào tạo và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này luôn là “điểm ngắm” của các tổ chức. Chính vì vậy, thu nhập của những người làm nghề này khá cao. Lao động làm ở vị trí nhân viên lương từ 300-400 USD trở lên, làm ở cấp điều hành lương 1.000-1.200 USD trở lên và cấp quản trị thì mức lương từ 3.000-5.000 USD.[1]
- Thế mạnh của TMU/khoa trong việc đào tạo chuyên ngành đó: Từ những năm 1990, môn học Logistics kinh doanh được đưa vào giảng dạy ở chương trình chính khoá tại Trường Đại học Thương Mại với tên gọi "Hậu cần kinh doanh thương mại". Khi đó, logistics được nhìn nhận như là hoạt động hỗ trợ đắc lực cho quá trình kinh doanh tại các doanh nghiệp thương mại. Năm 2005, cùng với sự ra đời của ngành logistics Việt Nam, Bộ môn Logistics Kinh doanh của Trường ĐH Thương mại được thành lập và chịu trách nhiệm giảng dạy các môn học: Quản trị Logistics Kinh doanh; Logistics Quốc tế; E-Logistics; Quản trị kênh phân phối... Như vậy có thể tự hào nói rằng: Đại học Thương Mại là một trong những trường giảng dạy về Logistics sớm nhất tại Việt Nam và có đủ điều kiện để đạo tạo sinh viên chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tốt nhất tại Việt Nam trong thời gian tới.