Giới thiệu

Giới thiệu

CHUYÊN NGÀNH MARKETING THƯƠNG MẠI

11/08/2022

CHUYÊN NGÀNH MARKETING THƯƠNG MẠI
- Tên chuyên ngành: Marketing Thương mại (Trade Marketing)
- Ngắn gọn về nội dung kiến thức được học: Ngoài những kiến thức căn bản về kinh tế và kinh doanh nói chung; Chuyên ngành cung cấp kiến thức chuyên sâu và kiến thức thực tiễn gồm: Hành vi khách hàng; Nghiên cứu marketing; Marketing quốc tế; Marketing tới các tổ chức (B2B) và quan hệ với khách hàng trong cung ứng giá trị; Truyền thông marketing và xúc tiến; Quản trị chiến lược và và công nghệ marketing thương mại; Phân tích, ra quyết định, tổ chức triển khai các quyết định marketing sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến thương mại trong kinh doanh thương mại bán buôn, bán lẻ; Quản trị PR  và các tình huống và thực hành marketing kinh doanh và marketing thương mại B2B và B2C; Marketing trong lĩnh vực thương mại dịch vụ như Marketing ngân hàng, dịch vụ tài chính, nhà hàng…
- Nghề nghiệp sau tốt nghiệp chuyên ngành Marketing Thương mại: Với những các cấp độ khác nhau thì một số việc làm cụ thể của ngành này ở các đơn vị/doanh nghiệp như:
+ Bộ phận quản trị chiến lược, chính sách và kế hoạch kinh doanh;
+ Bộ phận quản trị marketing, quản trị phát triển thị trường, thị trường, khách hàng
+ Bộ phận nghiên cứu và phát triển; nghiên cứu thị trường, marketing
+ Bộ phận quản trị phát triển, thử nghiệm và đánh giá sản phẩm, dịch vụ thương mại, bộ phận quản trị thương hiệu
+ Bộ phận quản trị truyền thông, quản trị giá và định giá sản phẩm,
+ Bộ phận quản trị hệ thống kênh và mạng phân phối;
+ Bộ phận quản trị đầu tư, truyền thông, xúc tiến thương mại, quảng cáo, quan hệ công chúng, tuyên truyền
+ Bộ phận quản trị bán hàng (bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu) và dịch vụ khách hàng, chăm sóc khách hàng, quản trị quan hệ khách hàng;
+ Bộ phận quản trị logistics đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp, chuỗi cung ứng,;
+ Bộ phận quản trị chất lượng hoặc liên quan đến chất lượng
+ Các bộ phận giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức và đơn vị nghiên cứu thị trường và các tổ chức của chính phủ và phi chính phủ...
+ Có khả năng tự nghiên cứu chuyển đổi nhanh để làm việc được ở các bộ phận thuộc chức năng, quá trình quản trị kinh doanh khác (quản trị nhân lực, quản trị tác nghiệp, quản trị tài chính kinh doanh, ...) ở các doanh nghiệp.
- Nguồn nhân lực Marketing luôn là một ngành có nhu cầu cao (hot) tại Việt Nam, ngành mang tính chất năng động sáng tạo và phù hợp với xu hướng mọi thời đại nên đã thu hút nguồn nhân lực lớn nhất hiện nay kể cả các doanh nghiệp hoặc đơn vị kinh doanh nhỏ. Chính vì vậy mà mức lương của các vị trí trong ngành cũng rất được quan tâm. Theo thống kê của Adecco Vietnam, tùy vào kinh nghiệm và vị trí, mức lương của lao động ngành Marketing giao động khá lớn, từ mức thấp nhất là 8 triệu đồng/tháng đến mức cao nhất lên tới hơn 100 triệu đồng/tháng. Thường thì thu nhập bình quân của nhân viên marketing ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 400 đến 600 USD một tháng, cấp quản lý từ 1.000 đến 1.500 USD một tháng.
- Thế mạnh của TMU/khoa trong việc đào tạo chuyên ngành: Khoa Marketing được nhà trường giao quản lý đào tạo chuyên ngành Marketing thương mại. Khoa Marketing ngày nay (trước kia) được thành lập từ năm 1960 với tên gọi là Khoa Thương phẩm. Khoa đã có quá trình hình thành và phát triển song song với quá trình hình thành và phát triển về mọi mặt của Trường Đại học Thương mại. Với nhiều thành tích đạt được trong quá trình đào tạo phát triển, Khoa Marketing đã vinh dự được nhận Huân chương lao động hạng 3 của Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.... Như vậy có thể tự hào nói rằng: Đại học Thương Mại là một trong những trường giảng dạy về Marketing thương mại từ rất sớm và có đầy đủ uy tín, thương hiệu trên thị trường đào tạo lao động chuyên ngành Marketing thương mại hiện nay.