Giới thiệu

Giới thiệu

GIỚI THIỆU NGÀNH MARKETING & NGÀNH LOGISTICS & QL CHUỖI CUNG ỨNG

11/08/2022
Khoa Marketing - Trường Đại học Thương mại có lịch sử hình thành và phát triển gần 60 năm cùng với sự phát triển của trường Đại học Thương mại. Hiện nay, khoa quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Marketing với hai chuyên ngành đào tạo Marketing thương mại và Quản trị thương hiệu và được mở thêm ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng và bắt đầu từ 2019 sẽ tuyển sinh.
NGÀNH MARKETING & NGÀNH LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG
 KHOA MARKETING - TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
  1.  KHOA MARKETING VÀ CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO
Khoa Marketing - Trường Đại học Thương mại có lịch sử hình thành và phát triển gần 60 năm cùng với sự phát triển của trường Đại học Thương mại. Hiện nay, khoa quản lý đào tạo trình độ đại học ngành Marketing với hai chuyên ngành đào tạo Marketing thương mại và Quản trị thương hiệu và được mở thêm ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng và bắt đầu từ 2019 sẽ tuyển sinh.
          Đội ngũ giảng viên của khoa Marketing gồm 44 người tận tâm và nhiệt huyết với nghề nghiệp, trong đó có  có 01 Giáo sư, 08 Phó giáo sư, 05 Tiến sĩ, 28 Thạc sỹ. Nhiều giảng viên của khoa với các thế hệ khác nhau đã từng theo học và tốt nghiệp các chương trình đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ ở nước ngoài. Nhân lực của Khoa Marketing vừa đảm bảo lâu năm và có nhiều kinh nghiệm trong nghề và vừa nhạy bén với những vấn đề lý luận và thực tiễn marketing, thương hiệu và logistics và kinh doanh trong nước và trên thế giới.
          Khoa Marketing Trường Đại học Thương mại là một trong 02 địa chỉ đầu tiên ở nước ta đào tạo về cử nhân Marketing và là nơi duy nhất đào tạo về chuyên ngành Marketing Thương mại. Khoa đã đào tạo được 23 khóa sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Marketing thương mại. Khoa cũng là một trong 02 địa chỉ đầu tiên đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản trị Thương hiệu ở nước ta, đến nay đã có được 05 khóa sinh viên tốt nghiệp. Đào tạo các cử nhân ngành Marketing của Khoa Marketing - Trường Đại học Thương mại có tính thực hành cao và sinh viên ra trường thích ứng nhanh với thực tế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.  Đặc biệt với chuyên ngành Marketing Thương mại với gần 25 năm đào tạo sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này làm việc ở nhiều ngành nghề khác nhau và ở mọi miền của tổ quốc.
          Với chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng Trường Đại học Thương mại cũng là một trong những nơi đầu tiên mở ngành và chuyên ngành đào tạo dưới góc độ kinh tế và quản lý. Mặc dù là mở ngành tuyển sinh vào năm 2019 nhưng Khoa Marketing - Trường Đại học Thương mại đã kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy và đào tạo về logistics. Cụ thể khoa tiến hành giảng dạy các học phần về logistics cho lĩnh vực thương mại vào nhưng năm 80 của thế kỷ 20 với tên môn học là "Tổ chức kỹ thuật thương nghiệp" sau này phát triển thành học phần "Logistics Kinh doanh".



2. CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP
2.1. Người học tốt nghiệp chuyên ngành Marketing thương mại và Quản trị thương hiệu của trường Đại học Thương mại có các cơ hội sau:
   Sinh viên khi tốt nghiệp có được các kỹ năng gồm:
Xây dựng, triển khai và phân tích chiến lược, chính sách, chương trình, kế hoạch nghiên cứu marketing thương mại và quản trị thương hiệu của doanh nghiệp.
- Xây dựng, triển khai, phân tích và phát triển  định vị thương hiệu, định vị sản phẩm, chương trình truyền thông, quảng cáo, xúc tiến, quan hệ công chúng, quản trị chất lượng, quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.
Sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành của khoa Marketing có thể làm việc  các doanh nghiệp các lĩnh vực khác nhauở ngân hàng và các tổ chức tài chính, bệnh viện và các cơ sở chăm sóc sức khỏe và y tế, các công ty dược, các sở công thương, các đơn vị xúc tiến thương mại, các đơn vị nghiên cứu thị trường, các trường và các tổ chức đào tạo, các viện nghiên cứu. Ở các đơn vị này có thể làm ở các bộ phận sau:
- Bộ phận kinh doanh, marketing, thương hiệu, thị trường, khách hàng, chăm sóc khách hàng, dịch vụ khách hàng
- Bộ phận phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, marketing, quản trị hệ thống, kênh và mạng phân phối, truyền thông, xúc tiến thương mại, quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng (gồm bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu).
- Bộ phận liên quan đến chất lượng, chuỗi cung ứng, logistics của doanh nghiệp.
- Các bô phận của trường đại học, viện nghiên cứu về nghiên cứu thị trường, marketing...
2.2.Sinh viên tốt nghiệp ngành và chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có khả năng làm việc tốt ở:
- Các bộ phận có liên quan đến hoạt động logistics và chuỗi cung ứng của các loại hình doanh nghiệp thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước, cơ quan quản lý nhà nước các cấp, của ngành và địa phương; Các bộ phận của ngành hải quan có liên quan về giao nhận vận tải.
Sinh viên tốt nghiệp  ngành và chuyên ngành Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng  làm việc tốt ở nhiều tổ chức, doanh nghiệp khác nhau.  Cụ thể
- Làm việc ở các doanh nghiệp/ tổ chức cung cấp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp/ tổ chức có  sử dụng dịch vụ/ có hoạt động logistics trong nước và quốc tế. các doanh nghiệp hay tổ chức này có thể là các tập đoàn, tổng công ty; các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giao nhận và vận chuyển hàng hóa, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp logistics, cảng nội địa, cảng quốc tế, và doanh nghiệp vận tải/ hàng không, hải quan...
- Ngoài ra, người tốt nghiệp chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng  còn có thể làm việc ở các Bộ, ngành, các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng. Họ còn có thể làm việc ở các cơ quan nghiên cứu, đào tạo về logistics & quản trị chuỗi cung ứng.